Seagame là giải đấu mà được nhiều yêu thích thể thao, các người chơi tài xỉu online mong chờ. Trong các đại hội thể thao Đông Nam Á (Seagames) vừa qua nước ta đã có nhiều vận động viên đạt được huy chương vàng và phá kỷ lục ở các nội dung thi đấu. Hãy cùng tìm hiểu về đạt huy chương vàng Seagame được thưởng bao nhiêu tiền và quy định liên quan như thế nào trong bài viết sau nhé.

Đạt huy chương vàng và phá kỷ lục Seagame sẽ được thưởng bao nhiêu?

Cho đến kỳ Seagame 31 thì khoản thưởng cho các vận động viên đạt huy chương vàng được quy định: Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐCP quy định mức thưởng bằng tiền đối với vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế.

“Điều 8. Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế

Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Môn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác.

Vận động viên lập thành tích tại các giải cúp thế giới, cúp châu Á và cúp Đông Nam Á; giải thi đấu thể thao vô địch trẻ thế giới; các đại hội, giải thi đấu thể thao vô địch trẻ châu Á, Đông Nam Á được hưởng mức thưởng bằng 50% mức thưởng dành cho đại hội, giải vô địch của môn thể thao tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Vận động viên lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao vô địch trẻ thế giới, châu Á, Đông Nam Á có quy định lứa tuổi được hưởng mức thưởng tối đa bằng 50% mức thưởng quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:

  • a) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên đến dưới 12 tuổi: mức thưởng bằng 20% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
  • b) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi: mức thưởng bằng 30% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
  • c) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: mức thưởng bằng 40% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
  • d) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 18 tuổi đến dưới 21 tuổi: mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Vận động viên lập thành tích thi đấu trong các môn thể thao có nội dung thi đấu tập thể được hưởng mức thưởng bằng số lượng người được thưởng theo quy định của điều lệ giải nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo Phụ lục I Nghị định 152/2018/NĐCP thì mức thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại đại hội thể thao Đông Nam Á (Seagame) như sau:

  • Huy chương vàng: 45 triệu đồng.
  • Huy chương bạc: 25 triệu đồng.
  • Huy chương đồng: 20 triệu đồng.
  • Phá kỷ lục: 20 triệu đồng.

Có thể thấy căn cứ quy định trên thì trong kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á (Seagame) nếu vận động viên đạt được huy chương vàng sẽ được thưởng 45 triệu đồng, phá kỷ lục sẽ được thưởng thêm 20 triệu đồng. Theo đó, vận động viên vừa đạt được huy chương vàng và phá kỷ lục Seagame sẽ được thưởng 65 triệu đồng.

Tổ chức thực hiện đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 152/2018/NĐCP quy định tổ chức thực hiện như sau:

Trách nhiệm của các bộ:

  • a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định danh mục các môn thể thao thuộc các nhóm I, II, III; đối tượng huấn luyện viên, vận động viên được thưởng bằng tiền khi lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc tế quy định tại Điều 8 Nghị định này;
  • b) Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các nội dung về tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên và cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên:

  • Thực hiện việc giao kết hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động và các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên theo quy định tại Nghị định này.

Kinh phí thực hiện chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao ở đâu?

Theo Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐCP quy định như sau:

Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:

  • a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
  • b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc nội dung chi của từng quỹ quy định tại Nghị định này.

Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Đạt tiền thưởng có phải đóng thuế không?

Theo quy định hiện hành thì khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Trừ các khoản tiền thưởng sau:

  • Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng, Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu, Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen;
  • Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;
  • Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận;
  • Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, với khoản tiền thưởng mà vận động viên nhận được từ Seagame thì xác định như sau:

  • Thứ nhất, phần tiền thưởng DO NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG, TIỀN TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SẼ ĐƯỢC MIỄN THUẾ.
  • Thứ hai, với khoản tiền thưởng nhận được từ các nhà tài trợ thì vận động viên vẫn PHẢI CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN đối với khoản tiền đó. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp là phần giá trị quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận nhân với thuế suất 10%.

Trên đây là thông tin về đạt huy chương vàng Seagame được thưởng bao nhiêu và số tiền thưởng mà vận động viên được Nhà nước trao tặng khi đạt huy chương trong kỳ Seagame có phải đóng thuế không?

LEAVE A REPLY